Menu
Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Vương Thị Minh Đức
Ngày đăng: 30/05/2019
Từ khóa: cá nhân hoạt động thương mại, tiếp cận tín dụng
Tóm tắt:
Kinh tế nông thôn giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Vì vậy, Đại hội Đảng XII khẳng định phát triển kinh tế nông thôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Phát triển kinh tế nông thôn là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, trong đó sản xuất nông nghiệp là then chốt. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, tiếp cận tài chính là một trong những phương tiện mạnh mẽ để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội và là một trong tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Từ một tỉnh thuần nông đến nay, kinh tế nông thôn đã phát triển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai mở rộng mạng lưới hoạt động ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, là kênh cung ứng vốn quan trọng giúp người dân thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Tuy nhiên, ở Bắc Ninh, vẫn còn một bộ phận khách hàng cá nhân hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn chưa tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức, đây là một trong những thách thức lớn trong phát triển kinh tế nông thôn. Vì vậy, để đảm bảo phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề tiếp cận tín dụng của cá nhân có hoạt động thương mại ở khu vực nông thôn, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tiếp cận tài chính, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế nông thôn.
Tải bản PDF:

Bài của ThS.Thanh Kim Huệ, TS.Vương Minh Đức.pdf