Xử lý vi phạm trong hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam – Bài học kinh nghiệm tại Singapore
Tác giả:
Nguyễn Thị Hoài Thu,Nguyễn Minh Thùy,Phạm Đức Hải
Ngày đăng:
24/07/2020
Từ khóa:
phạt tài chính,hoạt động ngân hàng thương mại,bài học kinh nghiệm, singapore
Tóm tắt:
Ngân hàng Thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng, là xương sống của nền kinh tế và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến hết sức phức tạp, gia tăng áp lực cạnh trạnh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thôi thúc những hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật từ Ngân hàng Thương mại. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm những biện pháp nhằm ngăn chặn, răn đe các hành vi vi phạm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Căn cứ vào mô hình kinh tế của tác giả Becker (1986), nhóm tác giả đánh giá về ảnh hưởng của việc xử lý vi phạm trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại. Qua đó, hình thức phạt hành chính chưa có tác động rõ ràng đến tổn thất trực tiếp của ngân Hàng thương mại (thông qua mức tăng trưởng lợi nhuận) và tổn thất danh tiếng (thông qua xu thế giá cổ phiếu). Kết quả này là tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới như của đồng tác giả Hannes và Matthias (2017) rằng hình thức phạt hành chính hiện hành chưa đủ sức răn đe, cũng như chưa có cơ sở chắc chắn để xác định mức phạt cụ thể. Hình thức phạt tài chính được sử dụng ở Singapore cho thấy tính hiệu quả với những tác động cụ thể đến mức tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng Thương mại, cũng như đánh giá của thị trường đến Ngân hàng có vi phạm. Bởi lẽ, hình thức xử phạt tài chính ở Singapore sử dụng phần trăm, bội số lợi nhuận (vốn có mối quan hệ chặt chẽ với vi phạm) hay các công thức cụ thể để làm căn cứ xác định mức phạt. Những bài học kinh nghiệm từ Singapore có ý nghĩa to lớn trong việc quản lý hoạt động của các Ngân hàng thương mại, qua đó ổn định và phát triển nền kinh tế.
Tải bản PDF:
Bài của Tác giả Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Minh Thùy, Phạm Đức Hải.pdf