Menu
221- Tháng 10/2020
Xây dựng chiến lược giáo dục tài chính quốc gia - Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện bền vững cho Việt Nam trong bối cảnh số hoá ngành tài chính
Tác giả: Trần Thanh Thu,Đào Hồng Nhung
Ngày đăng: 03/11/2020
Từ khóa: Am hiểu tài chính, giáo dục tài chính, tài chính toàn diện, số hoá tài chính, Việt Nam
Tóm tắt:
Giáo dục tài chính, nhân tố được đánh giá là chiếc cầu nối giữa bên cung và bên cầu của tài chính toàn diện, đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao mức độ am hiểu tài chính quốc gia, thúc đẩy tài chính toàn diện, đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính. Tại khu vực châu Á, trong khi phần lớn các nước đã xây dựng và triển khai chương trình giáo dục tài chính quốc gia thì ở Việt Nam, Chính phủ vẫn chưa có một chương trình quốc gia chính thức về việc nâng cao kiến thức và mức độ am hiểu tài chính cho người dân. Phần lớn các chương trình giáo dục tài chính được tổ chức một cách tự phát hoặc mang tính chất thí điểm, thiếu tính hệ thống và đồng bộ. Do vậy, xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về giáo dục tài chính là một đòi hỏi cần thiết đối với Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc số hoá ngành dịch vụ tài chính sẽ cung cấp đến thị trường những sản phẩm dịch vụ tài chính với những tính năng mới, đòi hỏi người dùng trình độ công nghệ cũng như kiến thức tài chính nhất định để khai thác hết tính năng của sản phẩm cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong bài viết này, nhóm tác giả đánh giá thực trạng am hiểu tài chính và giáo dục tài chính của Việt Nam, nhận diện những thách thức đối với tài chính toàn diện của Việt Nam nếu thiếu hụt giáo dục tài chính. Trên cơ sở xem xét những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình giáo dục tài chính quốc gia tại một số nước, nhóm tác giả đưa ra một số đề xuất cho việc xây dựng chương trình giáo dục tài chính quốc gia hướng đến mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam.
Tải bản PDF:

Bài của Trần Thanh Thu, Đào Hồng Nhung.pdf