Đánh giá khả năng xảy ra khủng hoảng nợ dựa trên bền vững nợ công tại Việt Nam
Tác giả:
Lê Thị Diệu Huyền,Nguyễn Diệu Linh
Ngày đăng:
27/11/2020
Từ khóa:
Bền vững nợ công, khủng hoảng nợ công, ngân sách nhà nước
Tóm tắt:
Trong bối cảnh khó khăn, Chính phủ các nước sử dụng nhiều chính sách để hỗ trợ nền kinh tế khắc phục hậu quả của Covid-19 khiến nhiều các quốc gia đang lâm vào tình trạng nguồn thu sụt giảm, nhu cầu chi tiêu công gia tăng khiến nợ công tăng cao. Trước tình hình đó, các quốc gia không có nhiều sự lựa chọn như giãn nợ, tái cấu trúc khoản nợ, thậm trí vỡ nợ và khủng hoảng nợ xảy ra là điều tất yếu. Việt Nam mặc dù kiểm soát được tình hình nợ công nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro: áp lực trả nợ nước ngoài dưới hình thức trả nợ trái phiếu quốc tế, khoản vay ít ưu đãi với điều kiện vay thương mại khắt khe và nguy cơ rủi ro về lãi suất do nhiều khoản vay có lãi suất thả nổi, rủi ro tỷ giá…Chính vì vậy, bài nghiên cứu xem xét nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công tại Việt Nam dựa trên mức độ bền vững nợ công theo mô hình cây nhị phân, kết quả cho thấy nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công thấp. Qua đó, Chính phủ tăng cường kiểm soát vĩ mô, nâng cao kỷ lật tài khóa, kiểm soát các khoản vay nợ hiệu quả và xây dựng cơ chế phối hợpnhằm tránh khủng hoảng nợ công