Điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2000-2020 và một số hàm ý chính sách
Tác giả:
Trần Thị Thu Hà
Ngày đăng:
03/02/2021
Từ khóa:
"tỷ giá", "điều hành", "ngân hàng nhà nước"
Tóm tắt:
Ngày 31/12/2015, NHNN đã ban hành Quyết định số 2730/QĐ-NHNN về cách điều hành tỷ giá mới - tỷ giá trung tâm. Với chính sách điều hành mới này, tỷ giá đã được điều chỉnh linh hoạt và có những tác động tích cực nhất định đối với điều hành tỷ giá và kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ giá trung tâm neo VND theo một rổ tiền tệ gồm 8 đồng tiền được NHNN công bố áp dụng mặc dù đã giúp cho thị trường ít xáo trộn hơn, diễn biến tỷ giá không biến động mạnh như trước tuy nhiên vẫn còn cứng nhắc và trên thực tế vẫn neo vào USD là chủ yếu. Đồng thời, cách tính toán tỷ giá trung tâm và tỷ trọng của từng đồng tiền trong rổ tiền tệ không được công bố khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc dự báo tỷ giá để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đồng. Tỷ giá hối đoái thực hiệu quả (REER) - chỉ số phản ánh giá trị chung của đồng tiền được tính dựa trên tỷ giá song phương giữa đồng tiền của nước đang xem xét (nước chủ nhà) với đồng tiền của tất cả các nước có quan hệ thương mại với nước chủ nhà (các nước đối tác) và mức độ thương mại giữa nước chủ nhà với các nước đối tác - là chỉ số quan trọng với thông tin hữu ích có thể giúp các nhà hoạch định chính sách tham khảo và sử dụng trong việc phân tích, ra quyết định, đánh giá các biện pháp chính sách liên quan đến tỷ giá song tại Việt Nam vẫn chưa có công bố chính thức. Bài viết này phân tích công tác điều hành tỷ giá của Việt Nam giai đoạn 2000-2020, đưa ra nhận định về công tác điều hành tỷ giá hiện nay, tính toán tỷ giá thực hiệu quả của Việt Nam, phân tích sự cần thiết của cần sử dụng tỷ giá thực hiệu quả trong điều hành tỷ giá từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách.