Xây dựng chỉ số điều kiện tài chính quốc gia và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chính
Tác giả:
Trần Thị Xuân Anh, Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thu Hương, Phạm Tiến Mạnh
Ngày đăng:
03/02/2021
Từ khóa:
Điều kiện tài chính quốc gia; Chỉ số điều kiện tài chính; Chính sách tiền tệ; Chính sách tài khoá; Thị trường tài chính
Tóm tắt:
Thuật ngữ điều kiện tài chính quốc gia (Domestic Financial Conditions – DFC) được các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về thị trường đưa ra bàn thảo trong những năm gần đây bởi đó không chỉ phản ánh tình hình kinh tế hiện tại mà còn cả những kỳ vọng của thị trường về trạng thái tương lai của nền kinh tế. Chỉ số điều kiện tài chính (FCI – Financial Condition Index) là một chỉ số toàn diện được xây dựng trên cơ sở kết hợp nhiều biến số khác nhau như giá tiền tệ (bao gồm tỷ giá, lãi suất…), và giá tài sản (chỉ số chứng khoán và giá nhà) và các biến khác nhằm đánh giá toàn bộ các điều kiện tài chính quốc gia. Chỉ số này được triển khai xây dựng ở nhiều quốc gia hay khu vực như Anh, Mỹ, EU, Nhật, Phần Lan, Nam Phi, châu Á hay tại các tổ chức quốc tế như IMF, OECD. Ở Việt Nam hiện nay chưa có chỉ số điều kiện tài chính quốc gia được xây dựng và công bố chính thức thường niên, và có rất ít các nghiên cứu về xây dựng chỉ số điều kiện tài chính quốc gia, nhằm đưa ra một bộ chỉ số để dự báo thị trường, dự báo sự tăng trưởng hoặc suy thoái của nền kinh tế. Trong điều kiện hội nhập kinh tế, tài chính toàn cầu sâu rộng như hiện nay, các điều kiện tài chính tại các quốc gia trên thế giới có thể bị tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố toàn cầu và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Do đó, cần xem xét xây dựng chỉ số FCI trong bối cảnh hội nhập nhằm đưa ra chỉ báo mang tính toàn diện, đầy đủ và cập nhật về hiện trạng cũng như triển vọng nền kinh tế trong tương lai.
Tải bản PDF:
Bài của Nguyễn Thanh Phương, Phạm Tiến Mạnh, Trần Thị Xuân Anh, Trần Thị Thu Hương.pdf