Menu
JEBS-01June21
Dân trí tài chính với người trưởng thành: nghiên cứu định lượng và hàm ý chính sách
Tác giả: Nguyễn Tường Vân,Lê Văn Hinh, Đoàn Đức Minh
Ngày đăng: 23/06/2021
Từ khóa: Dân trí tài chính, tài chính toàn diện, thái độ tài chính, giáo dục tài chính
Tóm tắt:
Mục đích của bài viết này là điều tra các yếu tố quyết định đến mức độ dân trí tài chính của người trưởng thành ở Việt Nam. Dữ liệu cho nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khách quan được phân bổ qua 60 tỉnh thành ở Việt Nam. Hồi quy Logistic nhị phân được thực hiện cho các biến phụ thuộc và các biến độc lập lấy từ 692 khảo sát; Kết quả hồi quy cho thấy các biến độc lập “chuyên ngành tài chính” và “yếu tố xã hội hóa tài chính” (trong đó người lớn có được kiến thức và kỹ năng tài chính bằng cách tương tác, chẳng hạn như tại phổ thông trung học, khóa đào tạo về tài chính; các học phần giảng về tài chính ở trường đại học hoặc trường dạy nghề; đài phát thanh hoặc truyền hình; báo chí; tạp chí và tài liệu trong lĩnh vực tài chính, trình độ học vấn của phụ huynh) có tác động tích cực đáng kể đến dân trí tài chính của người trưởng thành (biến phụ thuộc). Ngoài ra, hành vi chấp nhận rủi ro cao có tác động đáng kể, làm điểm dân trí tài chính thấp đi. Những người có cha mẹ làm việc trong lĩnh vực tài chính có nhiều khả năng rơi vào nhóm có điểm dân trí tài chính thấp. Từ kết quả nghiên cứu đó, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị liên quan tới việc cải thiện giáo dục tài chính cũng như tài chính toàn diện.
Tải bản PDF:

Bài của Nguyễn Tường Vân, Lê Văn Hinh, Đoàn Đức Minh.pdf