Nghiên cứu tác động phi tuyến tính của chất lượng thể chế tới tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ mô hình GMM
Tác giả:
Trương Hoàng Diệp Hương,Đỗ Thành Nam
Ngày đăng:
27/09/2021
Từ khóa:
chất lượng thể chế, tăng trưởng kinh tế, dài hạn, GMM
Tóm tắt:
Tăng trưởng kinh tế luôn là một chủ đề hấp dẫn không chỉ các nhà kinh tế mà còn đối với mọi người, thành phần trong xã hội. Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Robert Lucas (1988, trích bởi Perkins và cộng sự, 2013) đã từng nói: “Liệu có một biện pháp nào đó mà chính phủ Ấn Độ có thể thực hiện để giúp nền kinh tế Ấn Độ tăng trưởng như Indonesia hay Ai Cập?…Một khi ta bắt đầu suy nghĩ về những điều đó thì thật khó mà còn có thể nghĩ đến bất kỳ điều gì khác nữa”. Giải mã được nguồn gốc của tăng trưởng tưởng chừng như “đơn giản” như câu hỏi của Yali lại rất khó có câu trả lời thỏa đáng (Diamond, 1997). Sẽ rất khó để có được một công thức chung cho tất cả các nước. Chiến lược tăng trưởng kinh tế dài hạn cần sự nghiên cứu không chỉ bằng các phương pháp định lượng mà còn cần tới phương pháp phân tích tình huống cho từng quốc gia cụ thể. Với dữ liệu 71 quốc gia trong giai đoạn 1986-2015, nghiên cứu sử dụng mô hình GMM phát hiện ra rằng ngoài nhân tố kinh tế truyền thống như vốn, lao động, TFP…, chất lượng thể chế có vai trò nền tảng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, chất lượng thể chế chỉ phát huy hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng khi đạt đến ngưỡng nhất định, dưới ngưỡng này, sự cải thiện chất lượng thể chế có tác động tiêu cực đến tăng trưởng