Rào cản tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực ASEAN
Tác giả:
Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hằng,Đào Bích Ngọc
Ngày đăng:
24/08/2022
Từ khóa:
rào cản tín dụng, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ASEAN
Tóm tắt:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là bộ phận doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và ổn định kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực ASEAN. Số liệu thống kê của OECD năm 2020 cho thấy, DNNVV khu vực ASEAN chiếm 98-99% tổng số doanh nghiệp toàn khu vực, góp phần tạo ra tối thiểu 50% việc làm ở tất cả các quốc gia (OECD, 2020). Theo đó, gia tăng sức mạnh và tạo điều kiện phát triển cho khối DNNVV chính là động lực cho sự phát triển bền vững, hưng thịnh toàn khu vực trên phương diện kinh tế. Vì vậy, phát hiện và giảm thiểu khó khăn trong tiếp cận tín dụng, khơi thông vốn tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV được cho là một trong những yếu tố then chốt của chiến lược phát triển DNNVV khu vực ASEAN. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu khảo sát của 5.938 doanh nghiệp do Ngân hàng thế giới thu thập để tìm hiểu các rào cản tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp tại 7 quốc gia ASEAn năm 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố như thời gian hoạt động ngắn, ngành sản xuất, cạnh tranh phi chính thức, không có kiểm toán độc lập, không có chứng chỉ quốc tế, không có hoạt động nghiên cứu phát triển thị trường, thời gian xử lý thủ tục hành chính, lịch sử tín dụng, tăng trưởng kinh tế và chất lượng thể chế làm tăng rào cản tín dụng. Ngược lại, các nhân tố như quản lý nữ, trụ sở ngoài thành phố lớn hay quy mô tín dụng của nền kinh tế làm giảm rào cản tài chính.
Tải bản PDF:
2422 Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hằng, Đào Bích Ngọc số 243 tháng 8 năm 2022.pdf