Tác động của hợp đồng mua sắm công tới việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tác giả:
Lương Văn Đạt, Nguyễn Thị Cẩm Thủy, Nguyễn Nhật Minh,Đỗ Thị Minh Anh
Ngày đăng:
22/03/2024
Từ khóa:
tín dụng thương mại, hợp đồng chính phủ, mua sắm công, Việt Nam
Tóm tắt:
Bài viết này nghiên cứu tác động của hợp đồng mua sắm công đối với tín dụng thương mại bằng cách sử dụng bộ dữ liệu khảo sát doanh nghiệp (Enterprise Surveys) của Ngân hàng Thế giới (Enterprise Surveys of the World Bank) với 45.690 quan sát. Tín dụng thương mại được định nghĩa là việc mua hàng được thanh toán sau khi người bán giao hàng. Bằng việc sử dụng mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS), kết quả thực nghiệm chứng minh rằng hợp đồng mua sắm công có tác động tiêu cực đến tín dụng thương mại. Mối quan hệ nghịch chiều giữa hợp đồng mua sắm công và tín dụng thương mại được thể hiện qua 2 kênh: kênh trực tiếp từ đặc điểm của hợp đồng mua sắm công và kênh gián tiếp thông qua vai trò báo hiệu của hợp đồng mua sắm công. Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng về chính sách cho Việt Nam: Ký kết hợp đồng với chính phủ giúp các doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào tín dụng thương mại bằng cách chuyển sang các hình thức tài trợ khác rẻ hơn, đặc biệt trong trường hợp đối với doanh nghiệp có báo cáo tài chính được chứng nhận bởi kiểm toán bên ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Tải bản PDF:
2623-Số 262-tháng 3.2024-Lương Văn Đạt và cộng sự-Tác động của hợp đồng mua sắm công.pdf