Kiểm soát tín dụng góp phần đảm bảo an toàn vĩ mô – Thực tiễn tại một số quốc gia và Việt Nam
Tác giả:
Vũ Mai Chi
Ngày đăng:
26/01/2024
Từ khóa:
kiểm soát tín dụng, tăng trưởng tín dụng
Tóm tắt:
Trên thế giới, việc kiểm soát tín dụng được xem là biện pháp sử dụng để phối hợp giữa chính sách an toàn vĩ mô, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế. Tại Việt Nam, từ năm 2011 đến nay, để thực hiện các mục tiêu kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, bên cạnh các công cụ chính sách tiền tệ chủ đạo là tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng biện pháp kiểm soát tín dụng (giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng) như một biện pháp bổ sung vừa góp phần đạt được các mục tiêu của chính sách tiền tệ, vừa đảm bảo an toàn vĩ mô và ổn định hệ thống ngân hàng. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc tính thực nghiệm trên cơ sở biến động chuỗi số liệu theo thời gian của tăng trưởng tín dụng, tín dụng/GDP, lạm phát, đồng thời kết hợp với các phương pháp phân tích, tổng hợp kết quả một số nghiên cứu, lý thuyết kinh tế về điều hành chính sách tiền tệ theo giá (lãi suất) và khối lượng nhằm đánh giá, phân tích định tính việc điều hành công cụ kiểm soát tín dụng của NHNN trong giai đoạn từ 2011 đến nay và đưa ra một số đề xuất phù hợp trong việc sử dụng biện pháp này thời gian tới. Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ IMF, WB, NHNN, GSO và tính toán của tác giả.
Tải bản PDF:
2638- Số 260-261.T1-2.2024- Vũ Mai Chi- Kiểm soát tín dụng.pdf