Menu
268- Tháng 8/2024
Lãnh đạo phụng sự và hành vi công dân tổ chức ngành khách sạn: Vai trò trung gian của sự gắn kết công việc
Tác giả: Lê Thái Phượng,Tạ Văn Thành;,Hà Minh Hiếu;
Ngày đăng: 22/08/2024
Từ khóa: Hành vi công dân tổ chức ,Khách sạn, Lãnh đạo phụng sự,Sự gắn kết công việc
Tóm tắt:
Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của lãnh đạo phụng sự lên hành vi công dân tổ chức của nhân viên tuyến đầu ngành khách sạn với vai trò trung gian của sự gắn kết công việc. Hành vi công dân tổ chức được xem xét theo mô hình kiềng ba chân “a three-leg model”, trong đó mục tiêu của hành vi hướng vào tổ chức (OCBO), đồng nghiệp (OCBI) và khách hàng (OCBC). Mẫu được thu thập theo phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết (snowball sampling) và chọn mẫu định mức (quota sampling). Phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định và phân tích cấu trúc tuyến tính là các phương pháp phân tích chính. Kết quả khảo sát 469 nhân viên tuyến đầu của các khách sạn từ 3 sao trở lên tại thành phố Đà Nẵng cho thấy: (1) lãnh đạo phụng sự tác động trực tiếp lên cả 3 khía cạnh của OCB; (2) sự gắn kết công việc tác động trực tiếp lên OCBO và OCBC, đồng thời là trung gian từng phần trong mối quan hệ giữa lãnh đạo phụng sự và OCBO, OCBC. Kết quả nghiên cứu có những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn trong việc nâng cao sự hiểu biết về cơ chế hình thành OCB của nhân viên tuyến đầu ngành khách sạn.
Tải bản PDF:

2710- Số 268- Tháng 8.2024- Lê Thái Phượng và cộng sự- Lãnh đạo phụng sự và hành vi công dân tổ chức ngành khách sạn.pdf